KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia
Diễn đàn của chúng ta chính thức nâng cấp lên phiên bản Vb4.0.2 tại địa chỉ taptheks9c.tk
Mời mọi người ghé qua ủng hộ.
KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia
Diễn đàn của chúng ta chính thức nâng cấp lên phiên bản Vb4.0.2 tại địa chỉ taptheks9c.tk
Mời mọi người ghé qua ủng hộ.
KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia

Gặp gỡ và sẻ chia
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 DANH NHAN THE GIOI 3

Go down 
Tác giảThông điệp
9c-vip
Cán sự
Cán sự



Tổng số bài gửi : 36
Join date : 24/10/2009
Age : 34

DANH NHAN THE GIOI 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: DANH NHAN THE GIOI 3   DANH NHAN THE GIOI 3 Icon_minitimeMon Feb 22, 2010 1:04 pm

Thiên tài được sinh ra một cách ngẫu nhiên hay theo một quy luật nhất định nào đó? Đây là câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học. Theo một thuyết được nhiều người quan tâm thì thiên tài thường mắc một căn bệnh đặc biệt nào đó và chính căn bệnh này đã tác động khiến họ có những khả năng phi thường.


Thuyết này lần đầu tiên được nhà di truyền học người Nga Vladimir Froismon đưa ra hồi đầu thế kỷ 20.


Vladimir Froismon đã dành nhiều thời gian để thống kê thành một danh sách những thiên tài bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp, trong đó có những tên tuổi lớn như Isaac Newton, Charles Darwin, Christophe Colombo, Galileo, Francis Bacon, Desiderius, Voltaire...

Theo nghiên cứu của Froismon thì bệnh viêm khớp thường gây ra một lượng axit uric cao trong máu. Loại axit này là tác nhân kích thích bộ óc làm việc mạnh mẽ. Thành phần của axit uric cũng tương tự như thành phần của chất caffein và theobromin, những chất kích thích có trong cà phê và chè.



Hiện tượng nhiều axit uric trong máu không chỉ giúp làm tăng khả năng nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý học, hoá học, thiên văn học mà còn thúc đẩy các nhà hoạt động xã hội và tài năng nghệ thuật, văn chương phát triển. Danh sách những người chịu ảnh hưởng của bệnh viêm khớp còn có các danh họa như Michel Angelo, Rembrandt, thiên tài âm nhạc Beethoven và nhà chính trị nổi tiếng người Đức Otto Bismarck.


Một căn bệnh khác cũng được coi là có liên quan đến sự ra đời của các thiên tài là hội chứng Marfan. Những người mắc hội chứng này thường có tầm vóc cao lớn quá khổ với những ngón tay, ngón chân, cẳng tay, cẳng chân dài một cách khác thường. Một đặc điểm nữa là hầu hết những người mắc hội chứng Marfan đều có khuôn mặt dài và hẹp.


Đặc trưng lạ lùng trên là do những biến thể đặc biệt của cơ thể con người dưới tác động của hội chứng Marfan gây ra. Nhiều nhà khoa học cho rằng chính sự biến đổi như vậy đã mang lại cho thế giới nhiều nhân vật xuất chúng. Có thể liệt kê nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới mắc hội chứng Marfan có những đặc điểm như vậy, trong đó tiêu biểu nhất là 3 người sau đây.


Thứ nhất là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865), người có công xoá bỏ chế độ nô lệ ở nước này. Abraham Lincoln xuất thân từ một thợ khắc gỗ, sau đó nhờ nghị lực trở thành luật sư, rồi tổng thống Mỹ. Ông có năng lực làm việc phi thường, khả năng phán đoán và lòng dũng cảm. Tổng thống Lincoln có khuôn mặt dài và hẹp đặc trưng.


Người thứ 2 là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch, Hans Christian Andersen (1805-1875). Ông vốn là con trai của một người thợ đóng giày nghèo khổ, mồ côi từ nhỏ, Andersen bắt đầu đi học rất muộn và mãi đến năm 23 tuổi mới vào đại học. Ông nổi tiếng qua những câu chuyện cổ tích ngụ ngôn làm say mê cả trẻ em lẫn người lớn trên thế giới suốt hơn thế kỷ qua. Khuôn mặt của Andersen cũng có nét nhỏ hẹp của những người mắc hội chứng Marfan.


Người thứ 3 là tổng thống Pháp Charles de Gaulle (1890-1970). Ông là một vị tướng nổi tiếng của Pháp trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và về sau trở thành vị tổng thống ghi đậm dấu ấn trong lịch sử chính trị Pháp giai đoạn sau chiến tranh. Ngay từ khi còn nhỏ, de Gaulle đã biểu hiện lòng dũng cảm và thông minh. Ông có tầm vóc cao lớn hơn tất cả bạn bè và bờ vai hẹp hình góc nhọn rất đặc biệt.


Cả 3 nhân vật nổi tiếng nêu trên đều mang những triệu chứng của hội chứng Marfan. Ngoài năng khiếu đặc biệt về chính trị, văn học và quân sự, họ còn có sức khoẻ rất đáng chú ý.


Các nhà khoa học cho rằng hội chứng Marfan là nguyên nhân sản sinh ra nhiều chất catecholamin trong máu. Đây là tố chất góp phần kích thích sự hoạt động cao của trí óc và sinh lý cơ thể, khiến cho hầu hết những người mắc hội chứng Marfan đều có năng lực làm việc phi thường.

Ngoài ra, một trong những điểm chung của người mắc hội chứng Marfan là đa số họ đều có những khả năng hài hước đặc biệt. Tổng thống Lincoln và nhà văn Andersen là minh chứng cho nhận định này.

KH&ĐS (theo Hebdo)

bcbc
05-04-2007, 04:14 PM
Những cái chết lạ lùng của các vĩ nhân
Tycho Brahe (1546 - 1601) - nhà thiên văn học Đan Mạch nổi tiếng ở thế kỷ 16.
Những nghiên cứu của ông đặt nền tảng cho thuyết "Vạn vật hấp dẫn" của Newton sau này. Nguyên nhân chết: Không tới nhà vệ sinh đúng thời điểm.

[You must be registered and logged in to see this link.]

Ở thế kỷ 16, rời bàn tiệc trước khi bữa ăn kết thúc được xem là điều sỉ nhục đối với chủ nhà. Vào cái ngày định mệnh đó, Brahe, một chiếc "hũ chìm", đã nhập tiệc với cái bụng óc ách. Tệ hại hơn, ông uống rất nhiều trong bữa ăn và lịch sự tới nỗi không dám từ chối những ly rượu chúc tụng của các thực khách khác. Cuối cùng, bàng quang của ông chịu không nổi đã bục ra, giết chết ông một cách từ từ và đau đớn trong 11 ngày sau đó.

bcbc
09-04-2007, 10:12 AM
Mối tình tam giác của Picasso

[You must be registered and logged in to see this link.]
Chân dung Dora Marr

[You must be registered and logged in to see this link.]
Nếu người ta thường nói “Sau lưng một người đàn ông luôn luôn có một người đàn bà” thì chúng ta cũng có thể nói: Sau lưng (sự thành công của) nhà danh họa lập thể Pablo Picasso là nữ họa sĩ kiêm nhiếp ảnh gia Dora Marr, người tình bẩy năm của ông, người đã tạo nguồn cảm hứng cho ông trong loạt tranh nổi tiếng “Weeping Woman”.

Điều đáng buồn là tuy đã gây một ảnh hưởng sâu xa trong cuộc đời và sự nghiệp của Picasso, Dora Marr lại chính là người phải chịu đựng những sự đối xử tàn ác nhất của nhà danh họa, và mọi người đã không sai khi nói rằng cuộc tình giữa Picasso và Marr đã khiến Marr trở thành một “weeping woman”, và dường như nước mắt là nét đặc trưng của nàng.

Những người khác, mô tả nàng một cách có cảm tình hơn: “Quĩ đạo của Dora Marr, trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật nhiếp ảnh, giống như một vẩn thạch tới quá gần Mặt Trời”.

Những năm cuối của cuộc đời, việc Dora Marr sống ẩn dật lại càng khiến người ta cho rằng nàng là một nạn nhân.

Henriette Theodora Markovitch chào đời tại Paris ngày 22 tháng Mười Một năm 1907, con gái duy nhất của ông Joseph Markovitch, một kiến trúc sư người Croat, và bà Julie Voison, một phụ nữ Công giáo Pháp.

Sống thời thơ ấu tại Á Căn Đình, Henriette nói tiếng ba thứ tiếng Tây Ban Nha, Anh và Pháp. Năm 1926, khi Henriette được 19 tuổi, gia đình nàng trở lại Paris. Henriette theo học một trường nhiếp ảnh trước khi ghi danh vào học viện Julian và đổi tên (hoặc rút gọn lại) thành Dora Marr.

Thoạt tiên Marr vừa vẽ tranh vừa chụp hình, cho tới khi được khuyến khích nhiều về khả năng nhiếp ảnh, nàng đã bỏ trọn thì giờ vào hoạt động này. Nhưng khi Picasso tỏ vẻ không tin tưởng ở khả năng nhiếp ảnh của nàng và thúc giục nàng trở lại với khung vải, Marr nghe theo.

Năm 1929, trong khi Marr hành nghề nhiếp ảnh, nền Nhiếp Ảnh Mới - chú trọng vào sự trung thực của hình ảnh, chất liệu và vẻ đẹp của những vật dụng hàng ngày - lên cao tại Pháp.

Nhiếp ảnh gia Hung Gia Lợi Brassai hồi tưởng lại hình ảnh của Marr vào lúc đó. Đã là một nhiềp ảnh gia chuyên nghiệp, trong chiếc áo dài màu trắng, Marr giống như một thợ săn bước quanh con mồi, tìm kiếm những chi tiết nhiều ý nghĩa nhất.

Cuối năm 1935, đang là nhiếp ảnh viên trong “Le Crime de Mr. Lange” do Jean Renoir đạo diễn, Marr được thi sĩ Paul Eluard giới thiệu với Pablo Picasso. Ở tuổi 54, Picasso thường mặc “bộ đồ lớn cũ với những cái túi xệ, cái quần rộng thùng thình, một cái áo gilet không giống ai bên ngoài một hai cái áo lạnh và cái chemise nhàu nát...” đầu đội cái mũ nồi, quấn khăn phu la, lưng đeo chùm chìa khóa, bóp đựng tiền nằm bên trong cái áo vét được cài kim cẩn thận. Khi đó, Picasso không còn ở với người vợ đầu tiên Olga Kokhlova, và mới có một đứa con gái - Maya - với Marie-Thérèse Walter. Picasso vẫn luôn gần gũi với Walter trong suốt thời gian cặp với Marr. Walter là người yêu trong hậu trường và Marr là người yêu trước công chúng.



Nếu Marr còn nhớ rõ lần đầu gặp gỡ thì Picasso chẳng nhớ chút nào. Theo sử gia Jean-Paul Crespelle, vào đầu năm 1936, trong khi đang ngồi với người bạn của cả hai là Paul Eluard tại Café des Deux Magots, Picasso để ý tới một thiếu phụ đang ngồi ở một cái bàn kế bên. Crespelle ghi lại:

“Nét mặt thiếu phụ như sáng lên bởi đôi mắt màu xanh lợt, trông còn lợt hơn vì đôi chân mày rậm, một khuôn mặt nhậy cảm, đăm đăm với ánh sáng và bóng tối thay phiên. Cầm một con dao nhỏ, nàng liên tục đâm qua giữa mấy kẽ ngón tay xuống mặt bàn. Đôi khi nàng đâm hụt và một giọt máu hiện ra giữa những cánh hồng thêu trên găng tay... Về sau, Picasso xin Dora cho ông cặp găng tay này mà ông cất vào tủ làm kỷ niệm”.

Sau khi Eluard giới thiệu đôi bên, Picasso nói với Marr bằng tiếng Pháp và nàng đáp lại bằng tiếng Tây Ban Nha, thứ tiếng mà nàng biết là tiếng mẹ đẻ của Picasso. Ba điểm chính của buổi gặp đầu tiên: con dao, những ngón tay và đôi găng, giống như những yếu tố của một đời sống bất động siêu hiện thực. Chúng cũng có những giá trị rất cao cả. Picasso ngạc nhiên thích thú với việc tự gây thương tích của Marr, chơi dao như một người chơi lửa. Việc Picasso bị lôi cuốn bởi hiểm nguy được thấy rõ và được diễn tả bằng những hình ảnh khổ sở mà ông dùng để vây bọc một vài hình ảnh của Marr... những cái ghế rất không thoải mái, những góc cảnh bén như dao cạo, côn trùng và nhện và sừng... Và trong khi Picasso giữ cặp găng nhuốm máu, Marr cũng giữ kỹ một vết máu khô của ông...

Vào tháng Bẩy năm 1936, Tướng Franco cầm đầu cuộc đảo chánh chống lại chính phủ dân chủ Tây Ban Nha và một cuộc nổi chiến bùng nổ. Qua năm sau, loạn quân hữu khuynh Tây Ban Nha, với sự trợ lực của Ý, chiếm Málaga, sinh quán của Picasso. Tướng Franco bèn cho phong tỏa bằng đường biển.

Ngày chủ nhật 26 tháng Tư năm 1937, thành phố Guernica của người Basque, một thành phố không phương tự vệ, bị phi đoàn Condor của Đức thả bom tan nát.

Đầu năm đó, chính phủ cộng hòa Tây Ban Nha yêu cầu Picasso vẽ một bức bích họa cho gian hàng Tây Ban Nha tại Hội chợ Triển lãm Paris vào tháng Năm. Picasso đồng ý nhưng tới lúc đó, những bức phác học của ông không có hồn.

Chính cuộc tấn công tàn bạo vào Guernica đã gợi hứng cho ông.

Trong khi đó, Marr, với sự bất mãn trước tình trạng quân phiệt gia tăng sau nhiều năm liên hệ cùng tả phái, là nhiếp ảnh viên lý tưởng để ghi nhận sự chuyển biến trong bức họa của Picasso. Nhiếp ảnh gia Brassai, người từng ôm máy chụp hình đeo sát những bức họa của Picasso, nhường chỗ cho nàng.


Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, chính Dora Marr là nhân chứng và đồng lõa của Picasso qua hình ảnh. Nàng còn vẽ một vài nét sọc trên con ngựa Guernica, một biểu tượng đóng góp nho nhỏ.

Bức bích họa khổng lồ - bề ngang gần tám thước - được hoàn tất trong thời gian chưa đầy một tháng.

Picasso đã tuyên bố một câu nổi tiếng:

“Bức họa được hoàn tất không phải để trang hoàng apartment mà là một dụng cụ chiến tranh, chống lại sự tàn bạo và đen tối”.

Picasso đưa Marr vào Guernica qua hình ảnh một phụ nữ đang giơ cây đèn, và cả trong loạt hình Minotaur, căn cứ vào Marie-Thérèse Walter.


(co`n tiê´p)

bcbc
10-04-2007, 11:25 AM
Mối tình tam giác của Picasso

[You must be registered and logged in to see this link.]



Giai thoại đáng ngạc nhiên nhưng khá thích thú là việc Walter và Marr đụng độ trong khi công việc đang tiến hành.

Một hôm Walter bước vào phòng vẽ và nhất định đòi Marr phải đi ra.

Francoise Gilot, một người yêu về sau của Picasso, thuật lại vụ này theo lời kể của Picasso:

- Marie-Thérèse nói: “Tôi đã có một đứa con với người đàn ông này. Bởi thế đây là chỗ của tôi với ông ta”.

Dora đáp: “Tôi cũng có nhiều lý do như bà để ở lại đây. Tôi không sinh con cho ông ta nhưng tôi chẳng thấy điều gì khác biệt”.

Picasso nói với Gilot rằng trong khi hai người đàn bà cãi nhau, ông tiếp tục vẽ. Ông kể tiếp với Gilot:

- Cuối cùng, Marie-Thérèse quay sang tôi và nói “Anh quyết định đi. Trong hai đứa tôi, ai phải đi?”.

Đó quả là một quyết định rất khó khăn vì tôi thích cả hai vì những lý do khác nhau. Marie-Thérèse thì ngọt ngào, lịch sự và làm bất cứ điều gì tôi muốn, còn Dora thì thông minh... Tôi bèn nói rằng họ phải tự tranh đấu để tìm hiểu. Và thế là đôi bên nhào vào vật lộn.

Picasso kết luận về việc này:

- Đó là một trong những ký ức quí giá nhất của tôi.

Giữa năm 1936 và 1937, Picasso và Marr cộng tác trong vài công việc và ông đã vẽ nhiều bức tranh về nàng. Nhiều bức trong số này có nét bạo động mà theo Gilot, Picasso giải thích rằng đó là điều đương nhiên.

Dù Picasso nói rằng ông đã cười với Marr nhiều hơn với bất cứ ai, nhưng “Tôi không thể vẽ được một bức tranh của nàng khi nàng đang cười... Trong nhiều năm trời, tôi vẽ nàng với những góc cạnh khổ sở. Đó không phải vì sự bạo dục mà cũng không phải vì sự thỏa mãn đặc biệt nào. Tôi chỉ tuân theo một hình ảnh sâu xa đã ghi đậm trong tôi. Một thực tế sâu xa”.

Trong thời gian này, bản chất ưa nóng giận của Marr qua những góc cảnh lạ lùng của Picasso khiến những người thưởng ngoạn có cảm tưởng như nàng nhẩy ra khỏi bức tranh lao vào họ. Trong năm 1937, nhiều lần Picasso vẽ Marr như một “Weeping Woman”, hoặc giam hãm hình ảnh giống như côn trùng của nàng trong một hệ thống đường nét dày đặc. Tuy nhiên không phải tất cả những bức vẽ trong giai đoạn này đều có những đường nét bực bội, bứt rứt. Họa sĩ hiện thực Roland Penrose nói về màu sắc tươi sáng trong bức họa Dora Marr Seatted được vẽ vào năm 1937 “vui vẻ biểu hiện sự tươi vui trong tuổi trẻ của nàng”. Quả là điều bất hạnh, tuy là sự thực, khi sự tan vỡ trong cuộc tình của đôi bên và cuộc sống của nàng sau đó khiến người ta hầu như chỉ nói về những bức họa đầy khổ sở trong giai đoạn này. Vì ngoài việc đưa những đường nét nổi bật của nàng vào lời than trách sự tàn bạo của chiến tranh một cách mạnh mẽ không kém, Picasso cũng diễn tả sự lạc quan, năng lực và sự dịu dàng.

Sau Guernica, vào tháng Chín năm 1937, Marr đi với Picasso và Eluard tới Mougins ở gần Cannes. Lúc đó Marr vẽ rất nhiều, đặc biệt thí nghiệm bằng cách đưa hình ảnh của người nàng yêu và bè bạn lên khung vải. Picasso thúc giục nàng trở lại với hội họa qua lời tuyên bố, có thể là cả sự tin tưởng, rằng trong mỗi nhiếp ảnh viên có một họa sĩ muốn thoát ra.

Ngày mùng 3 tháng Sáu năm 1940, phi cơ Đức ném bom phi trường Paris. Picasso và Marr trở lại đó, sống bất mãn và bực bội dưới sự chiếm đóng. Trong những năm này, Picasso làm việc không mệt mỏi: Những bức họa Marr đội nón ngồi trên ghế bành, tượng bán thân của Marr và Eluard.

Bầu không khí chính trị vẫn nặng nề. Vào tháng Bẩy, gần 13,000 người Do Thái bị cảnh sát Pháp đưa tới trường đua Mùa Hè trước khi bị đưa tới trại tập trung ở Drancy thuộc vùng Đông Bắc Paris. Tới tháng Mười Hai, Hitler ra lệnh trục xuất tất cả những người Pháp gốc Do Thái. Việc cha mẹ của Marr là người gốc Do Thái (chưa hề được xác định) không bị ai để ý tới và cũng không ai tố cáo nàng hoặc cha nàng. Tuy nhiên sự lo lắng chắc chắn không thể đo lường nổi.

Tới tháng Năm 1943, sự liên hệ giữa Marr và Picasso bị khủng hoảng trầm trọng khi Picasso gặp Gilot, nhỏ hơn Picasso... 40 tuổi. Gilot cao, mảnh khảnh và đẹp. Sự ghen tuông khiến đầu óc Marr trở nên rối loạn. Trong nhiều năm trời, nàng đã chia xẻ Picasso với Walter và Maya, và sự chia xẻ đó không phải dễ dàng. Picasso thường nói rằng Marr thiếu nữ tính, cằn cỗi - điều rất ít khi được nói tới nhưng có thể là nguyên do tạo nên cá tính phức tạp của Marr, trái ngược hẳn với Walter, một người rất dịu dàng và... “màu mỡ”.

Tuy nhiên trong những bức họa, đôi khi Picasso lại cố tình “pha trộn” hai người khi cho Marr cài hoa của Walter trên tóc, hoặc cho Walter mặc những trang phục thích hợp với Marr hơn. Ông cũng vẽ một bức họa đôi hai người.

Khi đó Marr đã bỏ hẳn nghề nhiếp ảnh. Có lẽ niềm hứng khởi trong việc hội họa đã bắt nguồn từ việc vẽ mấy nét trong bức họa Guernica; cũng có thể việc thân cận với một thiên tài hội họa - cùng những lời khuyến khích, đã thúc đẩy Marr. Marr cũng hiểu rằng việc chiều ý Picasso là một hi sinh lớn, và đã có lần cô nói về mối liên hệ giữa đôi bên “Tôi không phải vợ của Picasso mà ông là thầy tôi”.

Sau khi đôi bên đã chia tay, một hôm Picasso và Gilot tình cờ gặp Marr tại Café de Flore. Picasso bắt Marr phải đưa ông và Gilot về phòng vẽ của Marr để xem những bức họa của nàng. Tại đây, Picasso bắt Marr cho Gilot hay rằng giữa ông và nàng không còn gì nữa. Gilot thuật lại:

- Dora Marr liếc nhìn tôi, thở dài. Nàng nói rằng giữa nàng và Pablo đã thực sự kết thúc và tôi đừng lo rằng chính tôi là nguyên nhân của sự đổ vỡ.

Theo Gilot, sau đó Marr nói thẳng rằng chính Gilot cũng sẽ bị Picasso đá đít trước thời hạn ba tháng. Rồi Marr quay nhìn Picasso:

- Anh không bao giờ yêu ai trong đời anh. Anh không biết yêu là gì.

Khi Marr bị đưa vào bệnh viện, bị điều trị bằng cách cho điện giựt trước khi được chuyển sang một bệnh viện tư nhờ sự can thiệp của Eluard, Picasso cho rằng nguyên nhân không phải vì ông bỏ rơi nàng mà vì sự hợp tác của nàng với các nhà siêu hiện thực. Ông dẫn chứng... Jacques Vaché, Jacques Rigaut và René Crevel, cả ba đều tự tử; Antonin Artaud, hoàn toàn điên loạn. Và Picasso nói thêm, Marr cũng luôn luôn điên.

Nhưng Marr không quên Picasso. Trong nhiều năm sau, đôi bên vẫn tặng cho nhau những món quà... quái dị! Sau khi Picasso gởi tặng Marr một cái ghế làm bằng ống sắt và giây thừng cứng ngắc, nàng tặng lại ông một lưỡi cuốc rỉ.

Trong những ngày cuối của cuộc đời, Marr sống thật âm thầm tuy vẫn giữ nhiều kỷ niệm của Picasso. Nhà bếp rất quí giá vì Picasso đã bước vào; những cái ghế vì ông đã ngồi lên...

Dora Marr từ trần ngày 16 tháng Bẩy năm 1997, thọ 89 tuổi. Bà đã sống lâu hơn Picasso 24 năm. Những bài thơ của bà được giữ trong một quyển sổ, kết thúc với hàng chữ “Sân khấu chuẩn bị sẵn sàng cho một thảm kịch”.


-st-

bcbc
02-05-2007, 10:46 AM
Cái lưỡi của Esope


[You must be registered and logged in to see this link.]

Khi lý luận, ta có thể nói trái ngược với lý lẽ ta vừa nêu ra nhưng vẫn có lý như thường. Người Việt mình có câu "lưỡi không xương".

Esope là nhà ngụ ngôn Hy Lạp. Một hôm, chủ của Esope là Xanthus ra lệnh cho Esope ra chợ mua món ăn nào ngon nhất nhất để đãi khách. Esope chỉ mua toàn là lưỡi rồi làm nhìều món khác nhau bằng cách cho nước xốt khác nhau. Khi khách sắp sửa ăn, ông nói:

- "Có gì quý hơn cái lưỡi không? Chính nó là sợi dây liên lạc với đời sống văn minh, là chìa khóa của Khoa học, là cơ quan của sự thật và lẽ phải.

Ðể gây bối rối Esope, Xanthus bảo:

- "Vậy thì hãy mua cái gì tệ nhất!"

Hôm sau Esope lại trở lại món cũ và nói rằng cái lưỡi là thứ xấu xa nhất trên đời.

- "Ðó là Mẹ của những sự tranh cãi, vú nuôi của những vụ kiện tụng, nguồn gốc của chia rẽ và chiến tranh. Nếu cái lưỡi là cơ quan nói ra sự thật, thì nó cũng nói lên sự sai lầm và tệ hơn, là sự vu khống.

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Rappelons ici un trait connu de l'histoire d'Esope, fabuliste grec.
Son maître Xanthus lui ayant donné l'ordre d'acheter au marché, à l’occasion d’une réception cosmopolite, ce qu'il y avait de meilleur et rien d’autre.
Esope acheta de la langue qu'il fit accommoder à toutes les sauces. Les convives ne tardèrent pas à s'en dégoûter.


"Hé, qui a-t-il de meilleur que la langue ? C'est le lien de la vie civile, la clé des sciences, l'organe de la vérité et de la raison."
Et bien, reprit Xanthus, qui prétendait l'embarrasser, achète-moi demain ce qu'il y a de pire.

Le lendemain, Esope, ne fit encore servir que des langues disant que la langue est la pire des choses qui soit au monde.
"C'est la mère de tous les débats, la nourrice de tous les procès, la source des divisions et des guerres. Si elle est l'organe de la vérité, elle est aussi celui de l'erreur, et pire de la calomnie

-Nguyễn Vũ Ngân Hà-

TauThu
03-05-2007, 12:22 PM
Con tạo trớ trêu nhiều khi cho những bậc hiền nhân có một cái chết hơi ... thô-^_^- Nghe thấy hơi rầu:
- Lý Bạch, ông tiên thơ, chết vì bị dịch tả ! --el--
- Đỗ Phủ, ông thánh thơ, chết trong lúc ăn vì bị hóc xương lợn ! :sad:
Thơ của các vị đó thoát tục, thế mà có những cái chết ...trần tục --~--

bcbc
06-05-2007, 02:17 PM
Những cái chết lạ lùng của các vĩ nhân



[You must be registered and logged in to see this link.]
Horace Wells (1815 - 1848) - Nhà nghiên cứu tiên phong về sử dụng thuốc gây mê trong thập niên 40 của thế kỷ 18.

Nguyên nhân chết: Dùng thuốc gây mê để tự tử.



Trong khi làm thí nghiệm với các loại khí khác nhau để tìm ra loại thuốc gây mê hiệu quả nhất, Wells đã mắc nghiện chất chloroform.

Năm 1848, ông bị bắt giữ vì đã dùng bình xịt phun axít sulfuric vào 2 phụ nữ.

Trong một lá thư viết từ nhà ngục, ông cho rằng chất chloroform đã gây ra các vấn đề cho mình vì ông bị ảo giác trước khi tấn công các nạn nhân.

4 ngày sau đó, Wells chết trong nhà giam. Ông đã tự gây mê bằng chất chloroform trước khi dùng dao cạo cắt động mạch đùi.



--------------------

TRIUMPH OVER TRAGEDY

Remembering Horace Wells, D.D.S. - (1815-1848)


[You must be registered and logged in to see this link.]
Born in Hartford, Vermont, Horace Wells studied dentistry in Boston and began practicing in Hartford in 1836 when he first opened an office on Main Street, two doors from State Street. A talented practitioner, Wells soon became one of Hartford’s most successful dentists.


On the evening of December 10, 1844, Wells attended an exhibition in Hartford where a Dr. Colton administered doses of nitrous oxide, or laughing gas to members of the audience who then would provide the evening’s “entertainment” while under its influence. Wells noted that one participant had cut his leg during his “adventure” but was unaware of it and felt no pain from his injury. Immediately grasping the implications of his observation, Wells determined to explore its possibilities.

On the following day, with a friend, Dr. John Riggs, and Dr. Colton in attendance and administering the nitrous oxide, he had a tooth extracted with no pain whatever. After this, both Wells and Riggs used the gas frequently for the painless extraction of teeth and, in 1845, Wells traveled to Massachusetts General Hospital in Boston. There, he arranged to demonstrate the gas in a surgical operation but, unfortunately, not enough was administered and the patient cried out, causing much booing and jeering from the audience. Wells, disheartened, departed for home.


Shortly thereafter, Dr. William Morton, who had been associated with Wells for a short time and with whom Wells had shared all the information he had gained in his study of anesthesia, went to Boston. There, he joined with a Dr. Jackson in manufacturing nitrous oxide gas mixed with ether which was successfully used in operations at Massachusetts General and they established themselves with the faculty of that institution as the discoverers of the principle of anesthesia.

Wells had traveled to Paris, then the great seat of medicine, to meet with its scientific community. There his claims to the discovery of anesthesia and his intent to give it to the world without expecting to derive any monetary benefit were fully recognized. Upon his return, he found that Morton and Jackson had placed patents on their product with the intent to create a monopoly on this life-saving and merciful boon to mankind. Wells disclaimed their rights to the patents on the grounds that their product was nothing more than his original nitrous oxide compound. Of a highstrung and sensitive nature, Wells became increasingly unstable and distraught, inhaling nitrous oxide and chloroform both experimentally and to ease his stress.


By January 1848, Wells had moved to New York City where he practiced from an office in his residence at 120 Chambers Street. On January 21, (Wells’s 33rd birthday) while mentally deranged from the effects of an overdose of chloroform, Wells was arrested for throwing acid at two women on Broadway and taken to the Tombs. The following day Wells was permitted to return to his rooms to retrieve a razor and other personal necessities and, unknown to his guard, a bottle of chloroform. He attended church services in the Tombs on Sunday and, feeling that he was guilty of a terrible crime, committed suicide later that day, never realizing that his discovery would become the ultimate triumph over tragedy.


Originally buried in Hartford’s Old North Cemetery, Wells’s son, Charles, had his parents removed in 1908 and brought to Cedar Hill for burial and commissioned sculptor Louis Potter to create a fitting memorial to his father. Historically significant because of Wells's discovery, the Wells monument stands out. Its remarkably fine artwork is entirely unique in a cemetery setting in that the story it relates is one of human triumph rather than loss and sorrow.

Wells monument Restoration. (http://www.cedarhillcemetery.org/PDF/WELLS%20MONUMENT%20RESTORATION%20ARTICLE.pdf) In 2003 Cedar Hill began a program to restore its major bronze sculptures. Members of the Horace Wells Club of Connecticut, the Hartford Medical and Dental Societies and the Connecticut Dental Association attended a presentation by conservator, Francis Miller and, led by Dr. William MacDonnell, decided to raise funds to restore the bronze sculpture on the monument's front. That process was completed last spring.

Because two additional sculptures that originally graced either end of the monument were stolen in the early 1980s and replaced with flat bronze facsimiles, the Horace Wells Club and the Hartford Medical and Dental Society further undertook the task of raising the more than $40,000 necessary to have the original sculptures replicated and returned to their original setting. Through their efforts and funding from Aetna Foundation and The Hartford Foundation for Public Giving, the sculptures were reproduced this past summer and fall by sculptor Anatole Mikhailov, working from photographs of the originals at Modern Art Foundry in New York.

On Saturday, November 6, 2004, 160 years after Wells’s discovery, all concerned gathered at the grave to dedicate this wonderfully restored tribute to the man Dr. MacDonnell calls “Hartford’s greatest humanitarian.”

bcbc
08-05-2007, 01:01 PM
Socrate đàm thoại với Lamprodès, con trai ông



[You must be registered and logged in to see this link.]



Socrate kể lại cho con trai ông, Lamproclès, những gì mà vợ ông đã làm để dạy cho con biết thương mẹ




Lamprodès: Con cũng muốn mẹ con làm vậy, trăm lần nhiều hơn nữa, nhưng không ai chịu nổi tính khí dữ tợn của bà.





Socrate: Có khi nào con bị mẹ con cắn hay đá con bị thương như có người ta nhận từ những con thú?





Lamprodès: Không, lạy Chúa, nhưng mà bà nói những chuyện mà không ai trên đời này muốn nghe cả




- Còn con, Socrate tiếp lời, con có nghĩ rằng mẹ con đã nhọc nhằn biết bao vì những gì con đã gây ra ngày lẫn đêm, từ khi con còn trong nôi, tiếng khóc, tiếng la, những hành động cáu gắt, cùng với biết bao là buồn lo khi con bệnh hoạn? [...]


Còn con, cho dù mẹ con có nói gì thì mẹ con nói nhưng không nghĩ điều xấu cho con mà ngược lại; bà muốn những điều tốt đến với con hơn bất cứ người náo trên đời. Vậy mà con tức giận mẹ con sao? Hay con nghĩ là mẹ con muốn con gặp điều xấu?





- Không, thật vậy, con không nghĩ vậy.





- Vậy thì người mẹ này lúc nào cũng sẵn sàng vì con, lúc con bệnh, bà chăm sóc con bằng tất cả tấm lòng để con đươc khoẻ mạnh, [...] , đã vậy còn mong trời thần cho con được nhiều của cải [...] người mẹ như vậy con cho là tính khí không chịu nổi? Theo cha thì nếu con không thể chịu đựng một người mẹ như vậy thì con sẽ không thể chịu đựng cái tốt ở trên đời này.





Xénophon, Mémorables, II, 2 (trad.Chambry, ed. Garnier) , Võ Thị Diệu Hằng dịch

bcbc
21-05-2007, 01:23 PM
Attila (? - 453) - Đại đế của đế quốc Hung Nô

[You must be registered and logged in to see this link.] (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8f/AttilaTheHun.jpg)

Dưới quyền cai trị của Attila, binh sĩ người Hồ (sử Trung Quốc gọi là Hung Nô) trở thành một trong những đạo quân thiện chiến nhất trong lịch sử, thôn tính hầu hết châu Á vào năm 450. Thế nhưng, vị hoàng đế đầy quyền lực Attila lại chết vì... chảy máu cam trong tiệc cưới của chính mình.

[You must be registered and logged in to see this link.] (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6a/Attila-ChroniconPictum.jpg)

Năm 453 sau công nguyên, Attila cưới một thiếu nữ tên là Ildico. Nổi tiếng về sự hung mãnh trên chiến trường nhưng bình thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn. Tuy nhiên, ông đã dành cho mình một ngoại lệ trong ngày đại hỉ và uống rất nhiều rượu. Đêm đó, ông bị chảy máu mũi nhiều lần nhưng say tới mức không nhận ra và đã chết ngộp trong máu của chính mình. Xác chết của Attila được người hầu tìm thấy vào sáng hôm sau.

-st-

bcbc
23-06-2007, 11:29 AM
Những cái chết lạ lùng của các vĩ nhân

Lý Bạch Chết đuối vì... vớt trăng

[You must be registered and logged in to see this link.]


Ai cũng biết Lý Bạch (701-706) là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Trung Quốc. Ông cũng nổi tiếng với tài uống rượu như hũ chìm và chỉ trong lúc say mới viết nên những tác phẩm kinh điển nhất.

Một đêm, Lý Bạch xuôi thuyền theo dòng sông Dương Tử, vừa uống rượu vừa thưởng trăng. Trong cơn men, ông đã lao thẳng xuống sông để ôm lấy bóng trăng lững lờ trên mặt nước.
Về Đầu Trang Go down
 
DANH NHAN THE GIOI 3
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DANH NHAN THE GIOI 2
» DANH NHAN THE GIOI
» DANH NHAN VIET NAM
» danh nhan viet nam 2
» truyện kể danh nhân: Hàn Tín- đại tướng luồn trôn.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia :: Lịch Sử - Văn Hóa :: Lịch Sử-
Chuyển đến