KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia
Diễn đàn của chúng ta chính thức nâng cấp lên phiên bản Vb4.0.2 tại địa chỉ taptheks9c.tk
Mời mọi người ghé qua ủng hộ.
KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia
Diễn đàn của chúng ta chính thức nâng cấp lên phiên bản Vb4.0.2 tại địa chỉ taptheks9c.tk
Mời mọi người ghé qua ủng hộ.
KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia

Gặp gỡ và sẻ chia
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 10:10 pm

Nguyễn Huệ (chữ Hán: 阮惠; 1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế (光中皇帝), vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt.[1]

Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Diệt Tây Sơn, nhà Nguyễn đã thừa hưởng được những thành quả của phong trào Tây Sơn - với đóng góp to lớn của Nguyễn Huệ - trong sự nghiệp thống nhất đất nước.[2]

Cuộc đời ông được biết đến qua các bộ sử của nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, các sử gia cận đại, hiện đại và cả trong văn học dân gian
Về Đầu Trang Go down
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 10:22 pm

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc VuaQuangTrung
Về Đầu Trang Go down
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: THÂN THẾ QUANG TRUNG   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 10:37 pm

THÂN THẾ CỦA QUANG TRUNGQuang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Quangtrung

Thân thế
Nguồn gốc dòng Tây Sơn


Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, dòng dõi Hồ Quý Ly.Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố (cụ nội) của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Châu, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam.

Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753. Ông còn có tên là Quang Bình, Văn Huệ hay Hồ Thơm. Sau này, người dân địa phương thường gọi ông là Đức ông Bình hoặc Đức ông Tám.

Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, các nguồn tài liệu ghi không thống nhất:

* Các sách Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam chính biên liệt truyện, Tây Sơn thuỷ mạt khảo đều thống nhất ngôi thứ trong ba anh em Tây Sơn đã khẳng định rằng: "Con trưởng là Nhạc, kế là Lữ, kế nữa là Huệ".
* Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc thuở đi buôn trầu nên gọi anh Hai Trầu; Nguyễn Huệ còn có tên là Thơm nên gọi là chú Ba Thơm; Nguyễn Lữ gọi là thầy Tư Lữ.
* Theo thư từ của các giáo sĩ phương Tây hoạt động ở Đại Việt khi đó như Labartette, Eyet và Varen thì Nguyễn Huệ là em của Nguyễn Lữ. Nguyễn Lữ được gọi là Đức Ông Bảy còn Nguyễn Huệ là Đức Ông Tám.
* Lê Trọng Hàm trong sách Minh đô sử lại cho rằng Hồ Phi Phúc sinh "Nhạc, Lữ đến hai cô con gái rồi đến Huệ".

Lớn lên, ông và Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Trương Văn Hiến là môn khách của Trương Văn Hạnh, còn Trương Văn Hạnh là thầy dạy của Nguyễn Phúc Luân - thân phụ của Nguyễn Ánh. Sau khi Trương Văn Hạnh bị quyền thần Trương Phúc Loan hãm hại, Trương Văn Hiến chạy vào Bình Định. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của Trương Văn Hiến. Tương truyền Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nguyễn Huệ khai sáng Yến phi quyền, Nguyễn Lữ sáng tạo Hùng kê quyền, và cả ba anh em Tây Sơn sáng tạo Độc lư thương. Tây Sơn tam kiệt có vai trò rất lớn cho sự hình thành, phát triển võ phái Tây Sơn Bình Định, là những đầu lĩnh sáng tạo, cải cách các bài quyền, bài binh khí để truyền dạy cho ba quân trong giai đoạn đầu khởi nghĩa.[b]
Về Đầu Trang Go down
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiến tích lừng lẫy của Quang Trung   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 10:58 pm

Tác giả Tạ Trí Đại Trường tổng kết rằng : " Nguyễn Huệ đã nhận được lời khen ngợi của không chỉ những người bầy tôi dưới quyền mà ngay cả của “đám thù nghịch từng chịu điên đảo vì ông”

Chiến tích

Vua Quang Trung (giả) qua nét vẽ của họa sĩ Triều Thanh năm 1790
Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc QuangTrung_Qua_Net_Ve_Cua_Hoa_Si_Trung_Quoc

Quang Trung Nguyễn Huệ là hoàng đế bách chiến bách thắng, lập nhiều chiến tích quân sự nhất trong lịch sử Việt Nam. Cả cuộc đời binh nghiệp của ông, dù dưới danh hiệu Long Nhương tướng quân, Bắc Bình vương hay hoàng đế Quang Trung, ông đều lập công trạng hiển hách, chưa từng thất bại một trận nào. Do những chiến tích vang dội, Nguyễn Huệ được các giáo sĩ Tây phương so sánh với Alexandros Đại đế và Attila.

Chính sử của nhà Nguyễn thừa nhận:

"...quân Xiêm (từ sau khi thua trận Rạch Gầm - Xoài Mút) tuy ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp".

Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của ông như sau:


"Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..."


Gần như toàn bộ chiến thắng của nhà Tây Sơn đều gắn với tên tuổi ông. Những chiến công nổi bật nhất của Nguyễn Huệ:

* Đánh Gia Định, bắt hai chúa Nguyễn (1777).
* Chiến thắng 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút (1785)
* Hạ thành Phú Xuân (1786)
* Tiến đánh Thăng Long (1786)
* Cuộc chiến với 30 vạn quân nhà Thanh (1789): Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa
Về Đầu Trang Go down
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: Chính trị thời Tây Sơn   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 11:17 pm

CHÍNH TRỊ

Đối nội, đối ngoại

Đối với việc Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc Hà đánh họ Trịnh chuyên quyền, ông dùng khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh" để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Bắc Hà. Khi diệt được họ Trịnh, ông vẫn tôn thờ vua Lê. Việc làm đó được sử gia Trần Trọng Kim nhận định: "Ấy là đã có sức mạnh mà đã biết làm việc nghĩa vậy"

Cũng theo sử gia Trần Trọng Kim: "vì vua nhà Lê nhu nhược, triều thần lúc bấy giờ không ai có tài kinh luân, lại để cho Trịnh Bồng và Nguyễn Hữu Chỉnh nối nhau mà chuyên quyền, đến nỗi thành ra tán loạn. Dẫu thế mặc lòng, khi Nguyễn Huệ giết Vũ Văn Nhậm rồi, không nỡ dứt nhà Lê, đặt Giám Quốc để giữ tông miếu tiền triều; như thế thì cách ở với nhà Lê không lấy gì làm bạc".

Ngay sau khi đại phá quân Thanh ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa, vua Quang Trung tìm cách xóa bỏ thù hằn bằng việc chiêu hàng, nuôi dưỡng hàng vạn tù binh nhà Thanh và thu dọn, cúng tế chiêu hồn quân Thanh; thực thi chính sách hòa giải với cường quốc phương Bắc và triều cống, xin phong vương. Bằng một kế sách ngoại giao khôn khéo, mua chuộc được các cận thần nhà Thanh (Phúc Khang An, Hoà Thân...), Nguyễn Huệ đã được vua Thanh chấp nhận cầu phong để nhà Tây Sơn chính thức thay thế nhà Lê làm chủ Đại Việt

Quyền biến

Nguyễn Huệ trên tiền giấy và tem thư của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc 200South_Vietmanese_%C4%91%E1%BB%93ng_f

Trong thời loạn lạc của Nguyễn Huệ cuối thế kỷ 18 - một trong những thời kỳ rối ren, nhiều bè phái và phân liệt nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoài tàn dư của các lực lượng tồn tại lâu đời, trong quá trình tranh chấp giữa các phe phái còn nhiều phần tử nảy sinh ý đồ xưng hùng xưng bá trước những cơ hội do hoàn cảnh mang lại, nhất là khi địa bàn kiểm soát của ông nằm giữa hai vùng Nam Bộ và Bắc Bộ - đất kiểm soát của các lực lượng chống đối. Nguyễn Huệ, trong quá trình đánh Nam dẹp Bắc cũng phải đối phó với những tư tưởng ly khai của các tướng lĩnh dưới quyền, song ông luôn có cách xử lý chứng tỏ bản lĩnh của một chính trị gia già giặn.

Biết Nguyễn Hữu Chỉnh là người dễ thay lòng đổi dạ nhưng Nguyễn Huệ vẫn tận dụng tài năng, mưu lược và sự thông thạo đất Bắc Hà của Nguyễn Hữu Chỉnh để đánh đổ chúa Trịnh. Đánh xong họ Trịnh, ông không thẳng tay giết Nguyễn Hữu Chỉnh mà mượn tay các thế lực thân họ Trịnh cũ (những người đó oán Chỉnh) để giết Nguyễn Hữu Chỉnh bằng việc cùng vua anh Nguyễn Nhạc âm thầm rút quân về nam, bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại.

Tới khi Nguyễn Hữu Chỉnh lẽo đẽo chạy theo kịp, Nguyễn Huệ không thể bỏ mặc bèn lưu lại ở Nghệ An cho trấn thủ, chờ biến cố. Lúc Nguyễn Hữu Chỉnh "Phù Lê" đánh được Trịnh Bồng, ra mặt chống Tây Sơn với việc sai người vào Phú Xuân đòi ông giao trả đất Nghệ An, ông mới công khai cử binh đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt nhanh chóng.

Vũ Văn Nhậm tiếp quản Thăng Long từ tay Nguyễn Hữu Chỉnh cũng nảy ý xưng hùng - chuyên quyền và tự ý đúc ấn riêng. Lúc đó Nguyễn Huệ đã điều bớt binh cho Vũ Văn Nhậm và phải đề phòng mặt Nam, nên không thể dàn quân đi đánh Vũ Văn Nhậm như đánh Nguyễn Hữu Chỉnh. Ông lặng lẽ đi gấp ra Bắc và lập tức trừ khử Vũ Văn Nhậm.

Hai viên tướng tài có ý đồ chống lại bị loại trừ với những lý do chính đáng bằng những cách thức không giống nhau, khó lường trước. Các tướng bên dưới như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân lập tức được đôn lên thay trọng trách. Việc Nguyễn Huệ khiển tướng điều binh khiến các tướng lĩnh tâm phục và từ đó không còn ai mang ý đồ cát cứ.

Cai trị

Không chỉ là một viên tướng thiện chiến, Quang Trung còn là một nhà cai trị tài ba. Ông giỏi chiến thuật quân sự, giỏi về chiến lược ngoại giao và lại biết thu dụng nhân tài để xây dựng đất nước. Trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Huệ không chỉ trội hơn về tài năng quân sự mà ngay cả trong việc trị nước, ông cũng tỏ ra là người xuất sắc nhất. Sau là một vài lời nhận xét về công cuộc cai trị của Quang Trung:

"Ông không chỉ là cầm quân mà còn là nhà cai trị rất giỏi... Đồn binh vững vàng khắp đường sông, cửa biển; kỷ luật nghiêm minh, đồng thời lại rất nhân từ với nhân dân..."

Legrand de la Liraye trong tác phẩm Notes historiques sur la nation annamite (Bút ký lịch sử về dân tộc An Nam) đã viết:

"Lòng nhân hiếu cảm đến đất trời... Với các sĩ phu thì cuốn vào máy, thu vào lồng, tìm trong hang núi, hỏi chốn thôn quê, thu hái chẳng sót loài cỏ mọn".

Ngô Trọng Khuê, một đại thần cũ Nhà Hậu Lê, trước chối từ lời mời của Quang Trung:

" Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra đất Bắc Hà, những người như Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiệp thì thật khác thường."

Sự ra đi của Nguyễn Huệ là tổn thất không thể bù đắp và là điều không may cho nhà Tây Sơn. Cơ nghiệp ông để lại không được người thừa kế xứng đáng bảo tồn, nên đã nhanh chóng mất về tay Nguyễn Ánh. Cái chết đột ngột của ông khiến đời sau còn tiếc cho nhiều dự định lớn lao chưa thành hiện thực.

Dù sau này nhà Nguyễn tìm nhiều cách để bôi nhọ và xoá bỏ những chứng tích liên quan tới Nguyễn Huệ nói riêng và nhà Tây Sơn nói chung, nhưng tên tuổi ông không hề bị mai một. Người Việt Nam ghi nhận ông là người anh hùng áo vải dân tộc, là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà.
Về Đầu Trang Go down
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: HẬU THẾ GHI CÔNG ĐỨC CỦA ANH HÙNG DÂN TỘC QUANG TRUNG   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 11:29 pm

GHI CÔNG TỪ HẬU THẾ


Quang Trung được thờ tại chùa Bộc ở Hà Nội. Bức tượng Quang Trung trong chùa được tạc vào thời kì nhà Nguyễn đang truy diệt tất cả những gì liên quan đến nhà Tây Sơn, tượng có dòng chữ "Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng".

Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết âm lịch, tại quận Đống Đa - Hà Nội thường tổ chức hội Gò Đống Đa để kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đánh tan quân Thanh của vua Quang Trung. Dịp kỷ niệm 200 năm chiến thắng Đống Đa, khu tượng đài Quang Trung được xây dựng tại khu vực này.

Tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cũng có tượng đài Hoàng Đế Quang Trung, đặt tại Bảo Tàng Quang Trung.


Cái tên Nguyễn Huệ hoặc niên hiệu Quang Trung của ông được đặt cho các đường phố ở các thành phố lớn Việt Nam (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vinh, Phan Thiết...). Ở Hà Nội, phố Quang Trung được đặt trên di chỉ cũ của phủ chúa Trịnh là nơi ông từng đóng quân khi tiến vào Thăng Long năm 1786 và cũng là nơi cử hành hôn lễ giữa ông và công chúa Lê Ngọc Hân.[89] Ở Thành phố Hồ Chí Minh, có một ngôi miếu nhỏ của ông tọa lạc tại Quận 12, gần Công viên phần mềm Quang Trung. Ở Phan Thiết, đường Gia Long sau năm 1975 được đổi thành đường Nguyễn Huệ.
Về Đầu Trang Go down
thandieudaihiep
Mod
thandieudaihiep


Tổng số bài gửi : 38
Join date : 06/01/2010

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA QUANG TRUNG   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeSat Jan 16, 2010 11:32 pm

Những câu nói nổi tiếng

" Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ."
(Chiếu xuất quân)

"Thôi, thôi, thôi việc đã rồi
Trăm nghìn hãy cứ trách bồi vào ta
Nay mai dọn lại nước nhà,
Bia nghè lại dựng trên tòa muôn gian.
Cơ đồ họ Trịnh đã tan,
Việc này cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải!"
(Trả lời về việc bia tiến sĩ ở Văn Miếu Thăng Long bị đổ)
Về Đầu Trang Go down
500vnd
Cán sự
Cán sự
500vnd


Tổng số bài gửi : 86
Join date : 19/01/2010
Age : 34
Đến từ : HANH TINH KHONG TINH YEU

Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitimeThu Jan 28, 2010 9:48 am

nhin ong ay cung kha dep trai day nhi......tiec la ra di som wa......
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc   Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Quang Trung - Nguyễn Huệ - Anh hùng vĩ đại của dân tộc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bài Thơ Đôi Dép - Nguyễn Trung Kiên
» Tong Hua ( Đồng Thoại ) - Quang Lương - BAI TINH CA HAY NHAT NAM 2006 CUA TRUNG QUOC
» hoa bằng lăng-jimmy Nguyễn
» Sự đóng góp của Nguyễn Trãi về khái niệm dân tộc
» Mỹ nhân cổ đại Trung Hoa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
KS9C - Gặp gỡ và sẻ chia :: Lịch Sử - Văn Hóa :: Cổ Kim Kì Sự - Đông Tây Nhân Vật Chí-
Chuyển đến